[ Tản Mạn ] Khai Bút Đầu Năm
Khai Bút Đầu Năm
Trong Đạo Đức Kinh có viết: " Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc", hiểu là Đạo Trời lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu. Khi mà hiểu phần nào đó của đạo trời, thì các môn như Tarot, Chiêm Tinh, Tử Vi, Tướng Mệnh, yếu quyết nằm trong chữ " Bổ" , nghĩa là bù vào.
Chữ bù này rất huyền diệu, có những người sinh ra thời thơ ấu sẽ gặp phải tai kiếp như tai nạn về nước, tai nạn về lửa đáng lý ra sinh mệnh ngang đó mà đoạn thì lại nhờ vào phúc đức ông bà cha mẹ mà bổ cứu giúp vượt qua tai kiếp an bình. Lại có những gia đình khốn khó, sinh ra một đứa con thì lại vô cùng phát đạt. Lại có những đứa bé sinh ra khiến gia đình khốn khó. Ở đây, lại giảng tiếp, đây gọi là mệnh cách tương sinh và tương khắc, là lúc cần đến các môn huyền học về số mệnh để tương trợ. Giống như người bệnh cần kê đơn hốt thuốc điều dưỡng. Tốt quá không được, xấu quá không xong, vì họa phúc tương y. Quay trở lại, với chuyện đẻ con nhưng khắc mệnh cha mẹ. Thì trong Kiều, cụ Nguyễn Du cũng đã có câu: " Ngẫm hay muôn sự tại trời.", ý chỉ mọi việc điều có tạo hóa cả. Hay như trong lá hai mươi của bộ Tarot là Judgment chỉ về những sự thử thách, gian lao. Thì chuyện mệnh cách tương khắc cũng chỉ là một thử thách trong cuộc sống.
Đến lúc phải đến thì sẽ đến.
Nhưng nên nhớ, đạo trời lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu. Trước tương khắc, sau tương sinh, vạn tượng hóa sinh không ngừng. Nếu trong gian lao, mà vẫn giữ thiện căn trong lòng, thì lo gì cuộc sống tương lai. Đây chính là ý trước tổn sau ích. Vì trong cuộc sống, không ai ở mãi thế đỉnh cao, không ai ở mãi ở vực sâu cả. Số mệnh như bánh xe, luân chuyển không ngưng nghỉ.Nên người xem số mệnh, khi xem phải giữ thái độ trung dung, tốt xấu đều nên lựa lời nói ra, đồng thời chỉ cách bổ khuyết cho đương số.
Để thay lời cuối, xin gửi đến mọi người một đoạn trong truyện Kiều:
"Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài."
Nhận xét
Đăng nhận xét