[ Tản Mạn ] Gai Nhím Đời Người
Gai Nhím
Đôi lúc, trong hành trình Tarot thì tôi vẫn luôn gặp những người trong héo ngoài tươi. Có những lần cúi mặt; họ khóc, nhưng ngẩng đầu lên thì họ vẫn nở nụ cười trên môi. Có lẽ, khi ngồi cùng tôi họ mới thể trải lòng, tháo những chiếc mặt nạ đang đeo, trút hết những chiếc gai nhím phòng thủ cuộc đời.
Khi chúng ta thơ ngại, có ngờ được đâu đời là một đòn đau. Nó là một khu rừng của kẻ mạnh, kẻ hiểm độc, kẻ yếu. Và muốn sống, chúng ta đều phải vũ trang cho mình, sự nghi ngại trong lời nói và toán tính trong nụ cười là khí giới, là chiếc gai là nanh sắc. Không phải càng có nhiều mặt nạ chúng ta càng bớt tổn thương đó sao?
Ai cũng đang mơ giấc mộng của riêng mình, chẳng có giấc mơ chung nào cả. Ai cũng mong có tiếng nói, nhưng mấy ai đã lắng nghe; tiếng nói trong lòng của mình. Chúng ta cố gắng chạy theo những mục tiêu như lương tháng 30 triệu, nhà cao rộng, và theo nhãn quan của xã hội thì đó là hạnh phúc. Và những con người ở ngưỡng đó thực sự họ có tự do, trút bỏ khí giới nhìn quanh thấy đâu cũng là niềm thương?
Những tiện nghi, có thể giúp chúng ta thoải mái xác thân. Nhưng để tìm được tự do thực sự thì chúng ta cần có niềm tin vào cuộc sống. Vì cuộc sống là chiến trường, nhưng nhìn nó như một trận chiến chúng ta sẽ thua. Vì lúc đó, đâu đâu cũng là kẻ thù. Chiếc gai nhím có thể bảo vệ chúng ta trước kẻ thù bên ngoài, nhưng không thể bao vệ chúng ta trước tự ngã.
Và ngoài niềm tin, sự hiểu biết cũng là điều quan trọng để tìm được tự do, tháo bỏ những xích xiềng định kiến mà thế giới đã gắn lên chúng ta qua vô lượng kiếp. Và sẽ đến lúc, chúng ta đều là những người đã thức, đã tỉnh, đã hiểu để không con mang theo khí giới vào đời sống.
Người ta thường nói rằng, cho đi chính là nhận lại. Nhưng đôi khi, trong tình yêu, cho đi niềm thương lại nhận về nỗi đau.
Vì khi yêu, thì cái thần khí tâm trí cả xác thân cũng không còn là của mình. Mà ngặt nỗi, con người tâm lý lại lạ thường, ai làm mình đau đớn vật vã khổ sở mình lại càng nhớ, những phút vui vầy lại dễ dàng tàn.
Đàn bà con gái phụ nữ, đôi khi khó dấu được ưu sầu trong lòng. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt của họ, là có thể thấy được. Đôi mắt của các cô gái hãy còn đẹp ngời thơ ngây, đôi mắt của phụ nữ thần khí thu vào trong, nhưng ai có ưu uất trong lòng thì dù dấu kín đến đâu thì đôi mắt vẫn bộc lộ ra ngoài. Cho nên, một người đàn bà có đôi mắt u buồn, là người có những câu chuyện xưa, xanh xao cả tháng ngày.
Mà đôi khi, phận đàn bà là khổ? Nhất là đàn bà Á Đông, đẻ ra là cõng trên lưng biết bao nhiêu gánh không nặng nề. Nào là tam tòng tứ đức công dung ngôn hạnh. Những này cùng kia, biết bao nhiêu nhãn mác dán vào người. Rồi thì hành kinh cũng đau, giã biệt đời con gái thành phụ nữ cũng đau, yêu cũng đau, đẻ cũng đau. Nên dễ thường, nhìn vào đôi mắt họ đều thấy chuyện xưa chuyện cũ.
Nhưng lạ thay, họ dù đau đớn đến đâu thì trong lòng vẫn luôn chôn dấu một mầm mống yêu thương. Chỉ đợi đúng thời điểm để mọc lên và yêu hết mình.
Vì khi yêu, thì cái thần khí tâm trí cả xác thân cũng không còn là của mình. Mà ngặt nỗi, con người tâm lý lại lạ thường, ai làm mình đau đớn vật vã khổ sở mình lại càng nhớ, những phút vui vầy lại dễ dàng tàn.
Đàn bà con gái phụ nữ, đôi khi khó dấu được ưu sầu trong lòng. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt của họ, là có thể thấy được. Đôi mắt của các cô gái hãy còn đẹp ngời thơ ngây, đôi mắt của phụ nữ thần khí thu vào trong, nhưng ai có ưu uất trong lòng thì dù dấu kín đến đâu thì đôi mắt vẫn bộc lộ ra ngoài. Cho nên, một người đàn bà có đôi mắt u buồn, là người có những câu chuyện xưa, xanh xao cả tháng ngày.
Mà đôi khi, phận đàn bà là khổ? Nhất là đàn bà Á Đông, đẻ ra là cõng trên lưng biết bao nhiêu gánh không nặng nề. Nào là tam tòng tứ đức công dung ngôn hạnh. Những này cùng kia, biết bao nhiêu nhãn mác dán vào người. Rồi thì hành kinh cũng đau, giã biệt đời con gái thành phụ nữ cũng đau, yêu cũng đau, đẻ cũng đau. Nên dễ thường, nhìn vào đôi mắt họ đều thấy chuyện xưa chuyện cũ.
Nhưng lạ thay, họ dù đau đớn đến đâu thì trong lòng vẫn luôn chôn dấu một mầm mống yêu thương. Chỉ đợi đúng thời điểm để mọc lên và yêu hết mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét